BabyWolf - Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Blog cá nhân chia sẻ về thiết kế web, SEO, Online Marketing, giải pháp web, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Bài 3: Nghiên cứu và xác định từ khóa – Giáo trình SEO căn bản

SEO ExpertSau buổi học SEO thứ nhấtthứ hai, các bạn học viên đã được giới thiệu khái quát về SEO/SEMnhững hướng dẫn của Google để xây dựng một website chất lượng nhằm giúp cho website của bạn có thứ hạng cao trên cỗ máy tìm kiếm. Ở buổi học SEO thứ 3, tôi cùng trợ giảng Lưu Quang Vũ đã chọn đề tài là Nghiên cứu và xác định từ khóa. Đây là đề tài mà tôi nghĩ là hợp lý dành cho buổi thứ 3 này.

Ở buổi học này, các học viên sẽ bắt đầu tìm hiểu về các website và phân loại nội dung, xác định các đối tượng tiếp cận để lên ý tưởng cho các từ khóa chiến lược để bắt đầu cho công việc xây dựng website, nội dung website và chiến lược SEO sau đó.

Cũng giống như những bài trước, tôi đưa lên những bài này không chỉ dành cho các học viên đang học tại Viet Solution mà còn nhằm mục đích tạo điều kiện cho các bạn khác có thể tham khảo và tự học.

Đây là các phần chính trong bài 3:


  • Khái quát về nghiên cứu từ khóa

  • Xác định & định hướng nội dung

  • Xác định đối tượng

  • Nghiên cứu từ khóa

  • Công cụ nghiên cứu từ khóa

  • Thực hành nghiên cứu từ khóa




Khái quát về nghiên cứu từ khóa



  • Từ khóa là mấu chót và là chìa khóa tiếp cận người dùng thông qua SE.

  • Việc nghiên cứu và lựa chọn từ khóa là cũng là vấn đề mang tính chiến lược trong SEO.

  • Những yếu tố cần để nghiên cứu từ khóa.


Xác định & định hướng nội dung


  • Nội dung cung cấp là cơ sở để nghiên cứu từ khóa.

  • Xác định và định hướng nội dung là yếu tố quan trọng trước khi bắt đầu nghiên cứu từ khóa.

  • Phân loại lĩnh vực, chủ đề.

  • Hình thức nội dung.

  • Thể loại nội dung.

  • Độ ưu tiên nội dung.





Xác định đối tượng





  • Những đối tượng nào phù hợp với nội dung.

  • Độ tuổi.

  • Trình độ.

  • Giới tính.

  • Địa lý.

  • Văn hóa.

  • Ngôn ngữ.

  • Các yếu tố khác.





Nghiên cứu từ khóa




  • Các loại từ khóa (long tail và fat head).

  • Phân khúc thị trường.

  • Nghiên cứu thói quen của đối tượng.

  • Lên ý tưởng về từ khóa.

  • Khảo sát từ khóa.

  • Tham khảo đối thủ.

  • Đánh giá tính hiệu quả.



Ở Việt Nạm thì mình thấy có công thức này =>KEI = (TKHT/SCT)*TKHT.

Nhưng trên các site nước ngoài thì họ có công thức này => KEI = (TKHT/TKGS)


Còn riêng mình thì mình cảm thấy công thức như thế này có vẻ hợp lý hơn

KEI = TKHT/SCT


Với SCT là kết quả search trên google theo cú pháp:

inurl:my-keyword intitle:my keyword


KEI: Keyword Effectiveness Index (Chỉ số hiệu quả của từ khóa)

TKHT: Lượng tìm kiếm hàng tháng

SCT: Sự cạnh tranh

TKGS: Tổng kết quả Google Search trả về khi tìm kiếm từ khóa


  • Xác định độ ưu tiên từ khóa.


Công cụ nghiên cứu từ khóa


  • Google Keyword Tools

  • Google Insight Search

  • Google Trends

  • WordStream Keyword Suggestion

  • Keyword Strategy Studio

  • Wordtracker

  • KeywordDiscovery





Thực hành nghiên cứu từ khóa



  • Các bạn tự chọn cho mình một website bất kỳ và đưa ra 5 – 10 từ khóa tốt nhất. Giải thích lý do bạn cho việc chọn từ khóa của bạn.


Sau buổi học SEO thứ 3, các bạn có thể tham khảo thêm từ bài viết sau: Những bài tham khảo sau buổi học SEO thứ 3.

Ở mỗi buổi học SEO, các học viên cần phải viết bài báo cáo về những kiến thức tiếp thu được từ buổi học. Chúng tôi sẽ xem xét các bài báo cáo và chọn lọc ra những bài tốt nhất để các bạn có thể cùng tham khảo. Sau đây là bài báo cáo tốt nhất cho bài trên mà các bạn có thể tham khảo từ học viên Le Anh: Bài báo cáo về nghiên cứu từ khóa.