PGS.TS Triều cho biết: Thực chất thì có thể dự báo được động đất không? Rất nhiều phương pháp dự báo đã được đề cập đến trong nghiên cứu của nhiều nhà địa chấn trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Đó là việc toan tính về khả năng đưa ra dự báo động đất theo kiểu dự báo thời tiết trên cơ sở dấu hiệu nguy hiểm động đất “earthquake weather’; tính toán “điều kiện chuẩn bị cho động đất của hành tinh”; và việc tìm kiếm “dấu hiệu nổi loạn của động đất”… Nhưng tất cả đều thất bại!
Tất cả những thử nghiệm trước đây đều thất bại thì không thể có những cái mới khác thành công?
Bởi lẽ sự phá hủy nhỏ tiến tới phá hủy lớn trong một điều kiện cụ thể phụ thuộc vào vô số các yếu tố địa chất khác nhau và chẳng tuân theo một quy luật phổ biến toàn cầu và chặt chẽ nào cả. “Dự báo động đất thực sự là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với các nhà nghiên cứu địa chấn trên thế giới. Một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề nghiên cứu dự báo động đất. Song cho đến nay, hiệu quả của công tác này chưa được là bao và chúng ta chỉ hi vọng vào tương lai” – ông Triều nói. Về luận điểm của “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng: Các đới nứt gãy trên vỏ địa cầu không phải yếu tố quyết định thời gian, cường độ và địa điểm động đất, mà “chính sự tương tác ngoài vũ trụ. Đó chính là sự vận động của những hành tinh và các ngôi sao chung quanh hệ Mặt trời”, PGS.TS Cao Đình Triều lại có kiến giải khác. Ông Triều cho biết: “Không phải bây giờ mà từ những năm 1950 –1960, nhiều nhà nghiên cứu địa chấn đã tìm hiểu nguyên nhân từ bên ngoài như xem quỹ đạo vận động của trái đất xoay quanh Mặt trời, thậm chí cả mặt trăng, nhưng chưa chứng minh được nó có quy luật gì ảnh hưởng tới các tai biến của tự nhiên, nói chính xác là tai biến động đất. Và sau đó khoa học đã chứng minh: Nguyên nhân động đất không phải từ vũ trụ đi vào mà là do hoạt động bên trong của Trái Đất. Động đất được gây nên bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên. Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong trái đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hủy các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người”.
Buồn cười nhỉ, những gì mà khoa học đã chứng minh thì luôn luôn đúng và là chân lý? Suy nghĩ theo cái kiểu "ông giáo sư này ông giáo sư nọ nói" thì là đúng và phải chấp nhận, hay cái kiểu "thầy nói là phải đúng", hoặc "sách đã ghi" là như vậy thì đó là điều luôn luôn đúng, đó không phải là suy nghĩ của những người nghiên cứu khoa học. Theo tôi đã là một người nghiên cứu khoa học thì phải có tư tưởng cởi mở, những gì mình chưa biết thì phải tìm hiểu xem bản chất của nó như thế nào chứ không phải gạt phắt đi và cho nó là mê tín. Mê tín chỉ là dùng cho những đối tượng không biết gì vẫn cứ tin theo, chứ còn nghiên cứu hẳn hòi, có phương pháp luận, có logic thì sao gọi là mê tín. Có chăng chỉ là những công trình chưa thật sự hoàn chỉnh mà thôi. Những lý thuyết của Lý Học Đông Phương hiện tại đang trong quá trình nghiên cứu và phục hồi thì việc dự đoán với xác xuất sai cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí ngày xưa các bạn đi học, các bạn học toán rồi làm toán. Chẳng lẽ các bạn giải toán sai thì cho rằng lý thuyết toán học sai? Do đó việc dự đoán đúng hay sai cũng vậy, cũng đừng vì mấy chi tiết lặt vặt để bác bỏ một lý thuyết. Tôi nghĩ các bác nên nghiên cứu những lý thuyết này, xem nó có logic hay không về phương pháp luận của nó rồi hẵng bác bỏ cũng chưa muộn.
Hôm nay tôi có đọc thêm một bài báo nữa xung quanh việc này, mang về đây để các bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về Lý Học Đông Phương.
==================================
Dị nhân đuổi mưa: Sắp xảy ra một trận động đất kinh hoàng!
(FNews) - Không hề nao núng trước việc hai PGS.TS ở Viện Vật lý địa cầu Việt Nam thách đố và “nã pháo” vào tuyên bố có thể dự báo chính xác động đất của mình, “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh tiếp tục đưa ra dự báo mới.
“Tiên tri của tôi khác bà Vanga”
Ông sử dụng phương pháp nào để dự đoán?
Một trong những phương pháp tiên tri của tôi là Huyền không Lạc Việt. Phương pháp này có thể xác định ngay trọng tâm sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng phương pháp tiên tri căn cứ trên vị trí các sao là rất phổ biến trong tất cả các nền văn minh cổ thế giới, chứ không riêng gì văn minh phương đông. Và khả năng tiên tri chính là một hiện tượng của tiêu chí khoa học cũng như là mong muốn chủ đạo của khoa học.
Có 2 loại tiên tri. Thứ nhất là tiên tri cảm ứng không có phương pháp như nhà tiên tri lừng danh thế giới Vanga. Tôi nghĩ rằng, bà Vanga chỉ cảm ứng tiên tri thôi.
Còn tiên tri của tôi và của hầu hết các nhà Lý học Đông phương, trước đây gọi nôm là thầy bói, đều là có phương pháp. Phương pháp này là hệ quả của một lý thuyết.
Bất kể phương pháp tiên tri nào đều phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết là tiền đề của nó. Những cái mà tôi tiên tri đều là trên cơ sở những phương pháp tiên tri Đông phương mà trung tâm của chúng tôi nghiên cứu. Phương pháp tôi dùng thông dụng nhất là Lạc Việt độn toán. Đây là phương pháp do cá nhân tôi phục hồi lại.
Có thể biết được ngày mai ký hợp đồng có hanh thông không
Lạc Việt độn toán của tôi chia làm 3 cấp. Học xong cấp 1 thì có thể bấm quẻ. Học xong cấp 2 thì có thể luận quẻ và phải sử dụng cảm ứng của người tiên tri. Ở cấp này có thể tiên tri được những chuyện công ăn việc làm, gia đạo, giá vàng… Học đến cấp 3 thì không cần độn quẻ nữa mà dùng hình tượng để luận ra quẻ.
Ví dụ anh hỏi tôi ngày mai đi kí hợp đồng với đối tác có được không thì không nhất thiết phải độn quẻ. Tôi có thể nhìn vào sự đồng bộ của ấm trà, bao thuốc, cái bật lửa, cái gạt tàn trên bàn nước để khẳng định rằng công việc đó hanh thông.
Đây là tôi dựa trên nguyên lý "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", mọi vật đều có liên quan đến nhau. Nếu anh hỏi tôi một câu khác thì có thể tôi đang nhìn vào một đồ vật hay một cảnh vật gì khác để trả lời. Đó là sự cảm ứng của người tiên tri.
Bản thân tôi là người tạo ra Lạc Việt độn toán nhưng chỉ mang tính khái quát. Đệ tử tôi thì triển khai sâu có thể đoán được hôm qua anh ăn gì, với ai, ở đâu. Đôi khi tôi cũng đoán được như vậy nhưng cảm ứng phải tốt. Tôi có thể dùng Lạc Việt độn toán đoán được cái bình hoa để ở vị trí nào trong phòng nhà anh. Đương nhiên là phải có cảm ứng và nhân duyên.
“Động đất là do âm khí bế sinh ra”
Ông có cách nào ngăn những trận động đất xảy ra như tuyên bố có thể "đuổi mưa" dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long không?
Lý học Đông phương giải thích cơ chế động đất là do âm khí bế sinh ra. Âm khí luôn có trong Địa cầu, tùy từng vùng kiến tạo mà âm khí lưu chuyển hoặc bế. Cũng tùy từng vùng kiến tạo mà tính chất của khí khác nhau.
Việc có quả cầu phát sáng sau động đật giải thích theo Lý học Đông phương đó là do dư lượng âm khí thoát ra bởi kẽ nứt nào đó xuất hiện trong vùng động đất. Do tính chất của đặc thù của khí vùng này, nên khi tiếp xúc với môi trường sẽ phát sáng.
Khi 2 mảng kiến tạo của trái đất, theo nhận thức khoa học hiện đại, tương tác lên nhau thì tạo ra năng lượng. Năng lượng bị nén hình thành âm khí bế. Âm khí bị bế đến một giai đoạn nào đó thì bùng nổ và sinh ra động đất.
Về mặt lý thuyết, tôi nghĩ rằng nếu tìm được vị trí âm khí bị bế và giải phóng được âm khí bế thì không xảy ra động đất. Nhưng để giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ được hình thành bới các đới nứt gãy do việc kiến tạo của vỏ trái Đất là một điều cực khó khăn.
Nhưng với trình độ khoa học hiện nay với các mũi khoan sâu xuống lòng đất, tôi nghĩ có thể thực hiện được. Đây là phương pháp do tôi nghĩ ra nên có thể đúng có thể sai.
Ông có thể đưa ra dự đoán gì về động đất trong nửa cuối năm 2011?
Đầu năm tôi đã tiên tri là từ năm nay trở đi thiên tai bắt đầu tăng nặng mà đỉnh điểm là năm 2013. Mới nửa đầu năm nay ta đã thấy thiên tai tăng hơn năm ngoái.
Từ giờ đến cuối năm, trên thế giới sẽ còn một trận động đất kinh hoàng ít nhất là bằng trận động đất đã xảy ra ở Nhật Bản vừa qua.
Ngoài động đất ra, tình hình biển Đông cuối năm nay sẽ lộn xộn hơn nhưng tôi tin người Việt Nam đủ khôn ngoan để giải quyết. Lũ lụt chỉ sơ sơ như mọi năm nhưng nên lo lắng về dịch bệnh chân tay miệng.
“Dị nhân” thách và muốn 2 nhà khoa học gọi ông bằng “thầy”
Trao đổi với phóng viên về câu thách đố dự đoán động đất của hai vị PGS.TS viện Vật lý địa cầu, “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định: “Tôi cam kết từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (lịch âm) Việt Nam sẽ không có trận động đất nào mạnh quá 4,0 độ richter”.
Ông Tuấn Anh cũng nói thêm: “Các nhà khoa học có dám cá rằng trong thời gian này, nếu xảy ra trận động đất dưới 4,0 độ richter thì khi đó, các chuyên gia ở Viện vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”; còn nếu mạnh hơn thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”
Theo GDVN